Lê Quốc Toàn, 40 tuổi, là giáo viên môn mỹ thuật ở thành phố Sóc Trăng. Sau nhiều lần thấy phía sau căn tin của nhà trường chất đống những vỏ gói mỳ, bánh kẹo chờ thu gom, Toàn nghĩ giấy báo, chai nhựa có thể gom lại bán ve chai để tái chế nhưng vỏ mỳ gói thì chưa thấy làm được việc gì. Vậy là, thầy giáo bắt đầu tìm cách.
Thầy Toàn với những vật dụng được tạo nên từ những vỏ gói mỳ tôm.
Những vỏ mỳ tôm bỏ đi ở căn tin trường học được thầy giáo Lê Quốc Toàn mang về đan thành những chiếc túi xách, mũ hay ghế ngồi nhiều màu sắc đẹp mắt.
Năm 2014, Toàn nảy ra ý tưởng, những chiếc vỏ mỳ gói thường nhiều màu sắc bắt mắt nên có thể đan thành túi xách để tận dụng ưu điểm bền chắc, không thấm nước.
Để có nguyên liệu, anh Toàn dặn chủ căn tin mỗi lần pha mỳ gói bán thì dành vỏ lại cho mình. Một số phụ huynh học sinh biết việc làm của thầy giáo, cũng để dành cho anh.
Toàn phải học những kiểu đan cơ bản như kiểu xương cá, hạt gạo. Vỏ mỳ được se thành sợi, kích thước cỡ chiếc đũa rồi dùng keo nến dán cố định.
Anh thường làm túi với 100% vỏ mỳ gói, về sau anh trang trí thêm hạt cườm để tăng tính thẩm mỹ. Trong hình, chiếc túi được làm từ khoảng hơn 200 chiếc vỏ mỳ, công làm hơn một ngày
Năm 2018, anh Toàn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: “Người thực hiện bộ sưu tập túi xách tái chế từ bao mì gói đầu tiên và nhiều nhất” với 44 chiếc.
Ngoài túi xách, thầy giáo còn thử ứng dụng vỏ mì gói vào việc làm nên những sản phẩm trang trí khác như đèn, nón, bàn ghế...
Các sản phẩm độc đáo được làm từ vỏ gói mỳ tôm.
Theo Diệp Phan