Nước tinh khiết đóng chai là gì?
Màu nước trong vắt, chứa khoáng chất và CO2 tự nhiên là đặc điểm nhận dạng của nước tinh khiết đóng chai. Đặc biệt, loại nước uống đóng chai này không được chứa đường, chất tạo vị ngọt hay tạo mùi hương dùng trong thực phẩm. Hơn hết nó không phải là nước khoáng.
Sản phẩm nước tinh khiết đóng chai rất phổ biến trên thế giới. Vì lẽ, nó rất nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên người để sử dụng. Chính vì vậy, sản phẩm đồ uống này được nhiều cơ sở đầu tư để nâng cao chất lượng. Hơn hết là đáp ứng thị hiếu phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất
Chọn nguồn nước
Đây là bước quan trọng cho khâu nguyên liệu đầu vào. Theo đó, nguồn nước ngầm sẽ được nhà sản xuất lựa chọn để sản xuất nước tinh khiết đóng chai. Bởi lẽ, nguồn nước ngầm sẽ dễ dàng xử lý và giá thành rẻ.
Lọc cặn thô
Nhà sản xuất sẽ tiến hành lọc cặn nước ngầm đã thu vào bằng bộ lọc đầu nguồn. Bước này sẽ giúp loại bỏ nguồn nước có màu đục, cặn, các kim loại nặng (như sắt, mangan…),… Hiện nay, có nhiều cách lọc cặn nước trong công nghiệp. Tuy nhiên phổ biến nhất là lọc đa năng và lọc than hoạt tính. Sau khi lọc thô xong, nguồn nước đã xử lý sẽ được dẫn vào bồn chứa trung gian.
Làm mềm nước
Nước cứng có tổng lượng calcium và magnesium trên 180ppm và nước mềm bằng hoặc thấp hơn 170ppm tổng lượng calcium và magnesium. Ở quá trình này, nhà sản xuất sẽ xử lý nước cứng thành nước mềm. Thiết bị làm mềm nước phải được tính toán chính xác theo công thức cụ thể. Qua đó, nhà sản xuất sẽ xử lý lượng muối vừa đủ để giúp chất lượng nguồn nước luôn ổn định.
Loại bỏ tạp chất và vi khuẩn
Theo dây chuyền công nghiệp, nguồn nước tinh khiết sẽ được dẫn vào bồn chứa sau khi đã xử lý thô trước đó. Chính điều này đã làm phát sinh vi khuẩn do đường ống dẫn và nguồn nước tiếp cận với không khí trước khi vào bồn chứa. Do đó, nguồn nước tinh khiết phải qua qua quá trình thẩm thấu ngược để loại bỏ vi khuẩn.
Quá trình thẩm thấu ngược cho phép loại bỏ đến 99,9% muối và chất nhiễm rắn, loại bỏ hầu như hoàn toàn vi khuẩn ở 0,0001 microns. Cụ thể, thiết bị R.O sẽ được sử dụng để thẩm thấu ngược nguồn nước tinh khiết. Hệ thống này bao gồm hệ thống lọc chính, hệ thống lọc phụ và có khả năng lọc sạch sẽ toàn bộ các loại chất độc hại và vi khuẩn. Sau khi đã loại bỏ tạp chất, vi khuẩn nguồn nước sẽ được dẫn vào bồn chứa thành phẩm.
Diệt khuẩn để tránh nhiễm khuẩn lại
Đây là bước rất quan trọng khi sản xuất nước tinh khiết đóng chai. Bởi lẽ nếu không xử lý triệt để thì vi khuẩn sẽ còn tồn đọng. Điều này sẽ dễ gây nguy hiểm cho người dùng khi sản phẩm nước tinh khiết đã được đóng chai để trong thời gian dài. Do đó, nhà sản xuất sẽ sử dụng thiết bị tạo Ozone diệt sạch khuẩn và tiệt trùng trong nước. Kế đến, nước sẽ được dẫn qua hệ thống lọc cặn tinh và sử dụng tia UV để diệt khuẩn.
Hệ thống Ozone diệt khuẩn nhanh hơn hệ thống Clorin 3.100 lần và mạnh hơn 1.000. Đồng thời phân hủy nhanh một nguyên tử oxy khi tiếp xúc với vi khuẩn, sản phẩm phụ còn lại duy nhất của ozone trong nước là oxy nguyên chất. Sau đó, nước sẽ được chiếu đèn cực tím (U.V) tạo ra những dòng điện từ với độ bức xạ là 2.537 amgstroms (Ă) giết chết các bào tử, bào nang của vi khuẩn để không thể phát triển thành tế bào. Sau đó, nước sẽ được dùng thiết bị siêu lọc để loại bỏ xác vi khuẩn. Cuối cùng nước sẽ được làm sạch sẽ, trong vắt, chống nhiễm khuẩn trở lại, có vị ngọt tự nhiên.
Chiết rót, đóng chai và thành phẩm
Chai chứa nước tinh khiết sẽ được xử lý vô trùng trước rồi chuyển qua hệ thống chiết rót tự động. Từng chai sẽ được dẫn qua dàn chiết rót nước vào và đến hệ thống đóng nắp chai lại.
Nước tinh khiết sẽ được dẫn qua hệ thống chiết rót, đóng nắp chai để thành phẩm
Cuối dây chuyền, thợ sẽ kiểm tra chất lượng thành phẩm. Đồng thời sẽ dán nhãn về thông tin sản phẩm lên chai. Tiếp theo chai nước sẽ đến hệ thống sấy màng co để hoàn tất. Cuối cùng thành phẩm sẽ được đóng thùng carton theo quy cách của nhà sản xuất để lưu kho.
Thực phẩm tốt nhất (Theo Foodnk)