Thị trường dầu gội vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều sản phẩm nội địa cho đến hàng ngoại nhập, loại bình dân cho đến hàng cao cấp. Mỗi người chúng ta khi chọn dầu gội cho mình thì thông thường chỉ nhằm mục đích sạch tóc, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn… và thông thường “tin” vào những quảng cáo thật hấp dẫn, hình ảnh các diễn viên có mái tóc dày bóng mượt.
Nhiều người có thói quen sử dụng dầu gội phải thơm phức, tóc phải mềm mượt, khi gội đầu thì phải có nhiều bọt thì “mới sạch”, nhưng đâu biết rằng để có các tính năng trên thì sản phẩm phải cho thêm các “phụ gia khác” như chất “tạo bọt”, hương liệu “tạo mùi”, và chất làm mượt như “silicone”, chất bảo quản như “paraben”, chất tạo màu sắc bắt mắt…
Chỉ nói sơ qua về chất tạo bọt từ sulphate, giúp dễ gội hơn và mang lại cảm giác “sạch” cũng đã gây nhiều vấn đề cho da đầu và tóc. Môi trường ô nhiễm nặng, tóc mau dơ làm ta muốn gội đầu thường xuyên. Do đó dẫn đến sự tích tụ thành phần hóa chất tăng lên, không những chất tạo bọt mà còn các hóa chất khác làm cho cơ thể ta không có thời gian tự chữa và đào thải các hóa chất như vốn có. Các nghiên cứu đã cho thấy các chất phụ gia trên có tác hại đối với da, tóc và sức khỏe nếu sử dụng thời gian lâu dài (một số hóa chất rẻ tiền còn gây ra ung thư).
Chất tạo bọt và các hóa chất khác trong dầu gội có tác hại đối với da, tóc và sức khỏe nếu sử dụng thời gian lâu dài
Ngoài ra, giới trẻ ngày nay lạm dụng việc sử dụng máy sấy nóng thường xuyên, các dịch vụ làm đẹp như duỗi, nối tóc, nhuộm tóc… nên tóc và da đầu dễ bị hư tổn, đôi khi dẫn đến rụng tóc. Sức ép công việc, stress... cũng gây ra các nguyên nhân rụng tóc, tóc yếu và dễ chẻ ngọn, xơ rối...
Môi trường ô nhiễm khói bụi còn là thủ phạm của một số bệnh về da đầu như gàu, viêm lỗ chân tóc, ngứa da đầu dai dẳng. Một tình trạng chung là khi được điều trị chúng chỉ tạm hết trong một thời gian đầu và lại tái phát nặng hơn trước. Nguyên nhân là do các loại nấm trên da đầu bị kháng thuốc và da đầu còn đang chịu tác động của các hóa chất nên khả năng kháng nấm dường như yếu hơn. Việc chúng ta thay đổi dầu gội thường xuyên và các loại trị gàu có nồng độ hay liều cao càng làm tình trạng nặng thêm.
Do đó người tiêu dùng ngày nay đang có xu hướng tìm đến các sản phẩm organic và thiên nhiên. Có nhiều từ khóa tìm kiếm trên online liên quan đến rụng tóc, hói đầu, gàu, tóc bạc, tóc hư tổn... và cách chữa trị. Không ít những tư vấn sử dụng các loại dầu gội thảo dược truyền thống như: bồ kết, bưởi, chanh… Bên cạnh đó, không ít dầu gội đã chuyển hướng sang “No SLS, SELS” (không chất tạo bọt) hay No silicone, Artificial colour and Fragrance, No Paraben (không chất làm mượt silicon, không màu nhân tạo, không hương liệu nhân tạo, không Paraben).
Cơ thể con người chúng ta có cơ chế tự chữa lành nhờ hệ thống miễn dịch tốt nên chăng hãy tìm về với thiên nhiên và tránh lạm dụng hóa chất sẽ giúp cho ta khả năng phục hồi tốt hơn vì cơ thể không lo tới vấn đề kháng lại hóa chất mà còn khôi phục lại mái tóc từ từ.
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống.
Dược sỹ Nguyễn Thị Vinh Hoa.
LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA FTEC:
- Hãy dần hạn chế sử dụng dầu gội hóa chất, sản xuất công nghiệp. Ngoài yếu tổ gây hại cho sức khỏe lâu dài của người sử dụng, còn gây tốn nước và nước thải rất nguy hại cho môi sinh.
- Hãy thận trọng lựa chọn loại dầu gội phù hợp với mình. Không chỉ nên dựa vào bao bì và các thương hiệu lớn trong ngành Hóa mỹ phẩm. Đây là các "ông lớn" sử dụng truyền thông. quảng cáo với cường độ cao, tác động vào tâm trí người sử dụng, tạo thói quen một cách vô thức.
- Hãy quay về với các nguyên liệu truyền thống, có nguồn gốc thiên nhiên của người Việt, kết hợp với khoa học công nghệ. Các sản phẩm rất lành tính, sạch an toàn, bền vững, bảo vệ môi sinh.
- Dù bạn có bận trăm công nghìn việc, nhưng hãy dành thời gian chăm sóc mái tóc của mình, thư thái lúc gội đầu, để cảm nhận sự dễ chịu và an lành của các nguyên liệu truyền thống.