TIN TỨC SỰ KIỆN

Phát hiện và khắc phục chứng rối loạn tâm thần của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

Ngày đăng: 15/05/2021

Theo thống kê, khoảng 20 – 40% phụ nữ trải qua các triệu chứng tiền mãn kinh (PMS) từ mức độ trung bình đến nặng. Khoảng 3 – 8% trong số các triệu chứng này khiến nữ giới không thể sinh hoạt như bình thường và nhiều bất ổn. Các chuyên gia gọi đây là chứng rối loạn tâm thần tiền mãn kinh (PMDD).
Rối loạn tâm thần tiền mãn kinh (PMDD, còn gọi là chứng trạng tâm thần) là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền mãn kinh và có thể được cải thiện bằng việc thay đổi lối sống hoặc dùng một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay thuộc đặc hiệu.
 
Sự khác biệt giữa hội chứng tâm thần tiền mãn kinh (PMDD) và hội chứng tiền mãn kinh (PMS) là các triệu chứng của PMDD rất nghiêm trọng và dễ dàng gây nên tình trạng suy nhược. PMDD bao gồm một tập hợp các triệu chứng về thể chất cũng như tâm lý. Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và đe dọa đến sức khỏe tinh thần của người mắc phải. Do vậy, PMDD là một tình trạng mãn tính cần điều trị khi xảy ra. Phương pháp điều trị có sẵn bao gồm sửa đổi lối sống và dùng các sản phẩm hỗ trợ.
 
Dấu hiệu hội chứng tâm thần tiền mãn kinh (PMDD)
 
- Các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền mãn kinh (PMDD) tương tự như rối loạn tiền mãn kinh (PMS) nhưng có phần nghiêm trọng hơn ở các mức độ khác nhau.
 
- Những dấu hiệu PMDD thường xuất hiện trong tuần trước khi kỳ kinh diễn ra và biến mất trong vài ngày đầu sau khi chu kỳ “đèn đỏ” bắt đầu.
 
- Khi phải chịu đựng các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền mãn kinh (PMDD), phái nữ thường không thể sinh hoạt như mọi khi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến mức bạn cảm thấy dường như mình đang biến thành một con người khác, có khi mất kiểm soát.

Sau đây là các dấu hiệu của rối loạn tâm thần tiền mãn kinh  gồm:
 
  1. Đau đầu
  2. Đau lưng
  3. Bốc hỏa
  4. Ngất xỉu
  5. Mất ngủ
  6. Mau quên
  7. Chóng mặt
  8. Dễ bầm tím
  9. Mệt mỏi nặng
  10. Tim đập nhanh
  11. Thị lực thay đổi
  12. Gặp vấn đề về hô hấp
  13. Giảm ham muốn tình dục
  14. Gặp khó khăn khi tập trung
  15. Khóc và nhạy cảm hơn bao giờ hết
  16. Co thắt cơ, tê hoặc ngứa ran ở tứ chi
  17. Hoang tưởng và các vấn đề với hình ảnh bản thân
  18. Gặp khó khăn khi phải phối hợp nhiều hành động cùng một lúc
  19. Đầy bụng, cảm giác thèm ăn tăng lên và đi kèm rối loạn tiêu hóa
  20. Thay đổi tâm trạng, bao gồm cáu kỉnh, hồi hộp, trầm cảm và lo lắng.
  21. Bên cạnh các triệu chứng điển hình trên, bạn cũng có thể gặp phải những dấu hiệu khác, chẳng hạn như:
  22. Ứ nước: Tình trạng này sẽ dẫn đến đau vú, giảm sản xuất nước tiểu, sưng tay, chân và mắt cá chân hoặc tăng cân tạm thời.
  23. Vấn đề về da: Mụn trứng cá, viêm và ngứa…
 
Ngoài ra, hầu hết các triệu chứng trên sẽ dẫn đến trạng thái tâm lý lo lắng.
 
Tâm trạng lo lắng, bất an và mất ngủ của phụ nữ tiền mãn kinh.

Nguyên nhân rối loạn tâm thần tiền mãn kinh (PMDD)

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của PMDD và PMS vẫn chưa được xác định rõ ràng.
 
Có ý kiến cho rằng PMDD bắt nguồn từ phản ứng bất thường của não bộ đối với sự dao động của hormone bình thường ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất serotonin dẫn truyền thần kinh.
 
Một số phụ nữ có nhiều nguy cơ gặp phải PMDD nếu từng bị trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm trạng hoặc trầm cảm.

Chẩn đoán rối loạn tâm thần tiền mãn kinh.

Các triệu chứng của PMDD có thể tương tự như các tình trạng khác, vì vậy bác sĩ sẽ cần phải thực hiện kiểm tra thể chất, tìm hiểu tiền sử bệnh và yêu cầu một số xét nghiệm nhất định để loại trừ các tình trạng khác khi chẩn đoán.
 
Một biểu đồ cũng được sử dụng trong quá trình chẩn đoán để xác định bất kỳ mối tương quan giữa các triệu chứng và chu kỳ kinh nguyệt.
 
Hướng dẫn từ Sổ tay chẩn đoán và thống kê phiên bản 5 của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) (DSM-V) yêu cầu các triệu chứng của PMDD phải có mặt trong tối thiểu hai chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp trước khi đưa ra lời chẩn đoán chính xác.
 
Ngoài ra, bệnh nhân cần phải có ít nhất 5 dấu hiệu được liệt kê bên trên kèm theo tối thiểu 1 trong 4 triệu chứng dưới đây:
  1. Cảm giác buồn bã hoặc vô vọng
  2. Cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng
  3. Thay đổi tâm trạng, nhạy cảm thất thường
  4. Cảm giác tức giận hoặc cáu kỉnh.
Để phòng ngừa và hỗ trợ chị em phụ nữ điều trị chứng rối loạn tâm thần giai đoạn tiền mãn kinh, Trung tâm Công nghệ thực phẩm và môi trường FTEC đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Xuân Phụ Khang FTEC.

Quý độc giả quan tâm đến sản phẩm xin mời tham khảo tại bài viết sau:

Xuân Phụ Khang FTEC - Cân bằng nội tiết tố nữ để lưu giữ sắc xuân


 
FTEC (Theo Hellobacsi)

 Thiết kế và vận hành: Gamma NT
  • Đang truy cập: 1 , Tổng truy cập: 280097
  • facebook
  • google-plus
  • youtube
  • twitter